Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp mà bạn sẽ phải trải qua khi đi phỏng vấn là gì? Bạn nên chuẩn bị tốt những câu hỏi phỏng vấn thường gặp mà chúng tôi liệt kê dưới đây, để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.
Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp mà bạn sẽ phải trải qua khi đi phỏng vấn là gì? Bạn nên chuẩn bị tốt những câu hỏi phỏng vấn thường gặp mà chúng tôi liệt kê dưới đây, để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.
Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp này được sưu tầm và có biên soạn chỉnh sửa lại. Hy vọng nó bổ ích với bạn:
1. Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?
Để trả lời được câu hỏi này, bạn phải chắc chắn rằng mình đã nghiên cứu, tìm hiểu về công ty những thông tin khác nhau có thể - từ Website trực tiếp của Công ty, các nguồn tin từ các trang mạng khác (công ty rất nổi tiếng về những sản phẩm, dịch vụ…). Đề cập đến việc bạn tin tưởng rằng công ty có thể tạo cho bạn một môi trường làm việc vui vẻ, chuyên nghiệp, mong muốn được cống hiến. (Khi mới bước vào Công ty tôi đã cảm thấy bầu không khí làm việc …)
“Tôi muốn tìm việc làm, và tôi cũng rất yêu công việc và chuyên môn của mình. Nhận thấy chuyên môn, năng lực của tôi hợp với vị trí Công ty đang tuyển dụng… Hơn nữa quý công ty đã và đang sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, cung cấp một dịch vụ chu đáo. Điều này làm tôi mong muốn được hoà mình vào tập thể công ty”.
2. Điều gì hấp dẫn bạn đến với Công ty chúng tôi?, Điều gì khiến bạn hứng thú làm việc cho công ty chúng tôi?, hoặc Hãy nói những gì bạn biết về chúng tôi?, Động lực nào đã đưa bạn đến với Công ty chúng tôi?
Câu hỏi này hay được các công ty lớn đặt ra. Nên bạn phải tìm hiểu kỹ càng về thông tin công ty đó, như những thế mạnh của công ty mà bạn cảm thấy có thiện cảm (hàng hoá của công ty ông rất tốt, từ lâu tôi đã là một khách hàng ưa chuộng các sản phẩm của công ty, và luôn muốn được làm việc cho công ty ông). Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên trả lời tiền lương như là 1 động lực. Điều đó hoàn toàn thừa thãi, và làm mất đi uy tín của bạn đối với công ty. Bởi vì họ sẽ nghĩ, mục đích của bạn là tiền bạc là trên hết, chứ không phải sở thích trong công việc của bạn. Và nếu bạn không nêu được động lực nào có giá trị với công ty, họ sẽ cho là bạn không có hiểu biết nhiều về công ty, cũng như là về trách nhiệm đối với công việc của bạn đang tìm. Từ đó, họ có thể tiên đoán phẩm chất làm việc của bạn là rất kém. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội thành công trong cuộc phỏng vấn để có được việc làm đó! (Bạn nên nhớ hay luôn nhường quyền chủ động về thỏa thuận lương cho nhà tuyển dụng)
3. Nếu được tuyển dụng thì mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?
Đây là một câu hỏi rất tế nhị và khó trả lời. Tuy nhiên, không thể không trả lời. Đối với những người mới đi làm thì rất đơn giản vì thường các công ty bao giờ cũng có một mức lương cố định cho những người chưa có kinh nghiệm (có thể cao thấp nhưng cách nhau không nhiều).
Còn với những người đã từng đi làm rồi (có kinh nghiệm), thì khi nhận hồ sơ tìm việc, trong đơn tìm việc thường các bạn đã nêu mức lương và phạm vi công việc ở công ty cũ. Họ thường căn cứ vào đó và sẽ xác định công việc mà bạn sẽ làm và một mức lương mà bạn đáng được hưởng... Tóm lại, trừ trường hợp bạn là người thực sự suất sắc và họ đang thực sự cần bạn, thì hãy mạnh dạn nêu lên nguyện vọng về lương bổng, còn không thì nên tìm những câu trả lời đại loại: "Tôi biết công ty khi tuyển dụng đã có những lựa chọn phù hợp về mức lương theo công việc...". Nhưng nhớ không được dài dòng trong khi trả lời câu hỏi này. Nhiều người nói lan man và đưa ra các dẫn chứng về cuộc sống của họ, nói mãi mà vẫn chưa chốt được lương là bao nhiêu. Nếu bắt buộc phải đưa ra một con số cho mức lương của mình thì hãy khéo léo đưa ra mức lương trong khoảng ( 4 – 5 triệu)
4. Nguyên nhân nào để bạn giành được thành công trong chuyên môn?
Câu này không phải để bạn được cơ hội liệt kê hết những thành công của mình mà là muốn tìm hiểu xem bạn có được thành công như thế nào. Bạn sẽ làm gì để thành công… Bạn cần trả lời ngắn gọn và rõ ràng.
“Tôi cho rằng, có được thành công là do 3 nguyên nhân: thứ nhất, xác định rõ ràng mục tiêu công việc của mình và của phòng mình; thứ hai: dốc toàn bộ sức lực để giải quyết các vấn đề khó khăn nhằm giành được kết quả cao; thứ ba: là được đồng nghiệp giúp đỡ, điều này đòi hỏi cần phải có tinh thần hợp tác coi công việc là một chỉnh thể…”
Chia sẻ từ HỌC VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM
Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công!